Vĩnh Châu

8/2/201112:00 AM(View: 24365)

 

ONG VĨNH HIỆP, Melbourne, ÚC CHÂU.

 

Vĩnh Châu là gì? Danh từ Vĩnh Châu có nghĩa là hạt châu tồn tại muôn đời, nói lên lòng trìu mến của nhân dân đối với vùng đất mến yêu.

 

 Thông thường, người ta quen gọi Vĩnh Châu là quận Trà Nho, do danh từ ‘Chrui-Nhor’ của Cao-miên là tên một giống cây mọc rất nhiều ở vùng này. Tuy nhiên, chính người Miên cũng không đồng ý với nhau về ý nghĩa của hai tiếng Trà Nho. Theo một truyền thuyết khác, Trà Nho do hai tiếng Miên ‘Chrui-Yor’ có nghĩa là ‘Vịnh tử-thần’. Vì ngày xưa ghe thuyền nào vô ý vào cập bến Vĩnh Châu, là người trên thuyền đều bị Một hung thần vật hộc máu chết tươi ngay. Theo truyền sử, Nguyễn Ánh trên đường bôn tẩu, có đóng quân ở Cồn-Đầm (nay gọi là Cồn-nóc), thuộc quận Vĩnh Châu, đặt tên chỗ ở là Mỹ-thanh. Nơi đây, ngày nay còn di tích: nền thành đồn trú, giếng nước, chùa và dòng Thư-yết. (Trích từ Bạc Liêu Xưa Và Nay của Huỳnh Minh)

 

Vĩnh Châu là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng, diện tích 46.260 ha, dân số 146.854 người gồm các dân tộc Việt, Miên, Hoa. Đông giáp Biển Đông, tây giáp huyện Mỹ Xuyên, bắc giáp huyện Long Phú, phía nam là thị Xã Bạc Liêu. Vĩnh Châu nằm giữa TX Bạc Liêu và TP Sóc Trăng, cách mỗi nơi khoãng 30 km.


Vĩnh Châu qua các thời đại:

 

 -1882, tỉnh Bạc Liêu được thành lập, gồm có hai quận Vĩnh Lợi và Cà Mau, đến năm 1904, phân ranh từ quận Vĩnh LợI, lập thêm một quận mới là quận Vĩnh Châu (31.688 mẫu tây). Quận (huyện) Vĩnh Châu đã tồn tại trên 100 năm.

 

-Đến ngày 22/10/1956, tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Sóc Trăng hợp nhất thành một tỉnh mới gọi là tỉnh Ba Xuyên, (tỉnh lỵ đặt tại Sóc Trăng), thì Vĩnh Châu là một quận của tỉnh Ba Xuyên.

 

 -Đến năm 1964, tỉnh Bạc Liêu được tái lập, Vĩnh Châu trở về vòng tay của tỉnh Bạc Liêu.

 

 -2/1976, tỉnh Minh Hải được thành lập (gồm 2 tỉnh Bạc Liêu, An Xuyên), thì Vĩnh Châu thuộc tỉnh Minh Hải. Sau một thời gian Vĩnh Châu chuyễn sang tỉnh Hậu Giang (gồm 2 tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ hợp lại).

 

 -Đến 1991, Sóc Trăng được tách khỏi tỉnh Hậu Giang, để tái lập tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Châu lại thuộc tỉnh Sóc Trăng đến nay.

 

Đặc Sản của Vĩnh Châu:

Vĩnh Châu là một quận (huyện) có bờ biển dài hơn 43 km, nên ngành thủy sản rất phát triển, ngoài hải sản đánh bắt được ngoài biển, nghề nuôi tôm sú đang trên đà phát triển. Trồng lúa, cây rau quả đặc biệt là hành củ (hành ta) rất được ưa chuộng, xuất cảng sang các tỉnh khác; Ngoài ra Vĩnh Châu còn nổi tiếng qua các đặc sản: dưa hấu, nhãn, mía Trà Nho. Những đặc sản này đã có trong Ca Dao dân gian:

o_ve_vinhchau_tqc_page_3_image_0001-large-content

 

Đất Bạc Liêu muối tên Ba Thắc,

Nhãn cơm dày dễ lột thơm ngon,

Dưa hấu cát nhiều mỏng vỏ

Mía Trà Nho ngọt gắt có đâu bằng ...

 

 Hoặc:

 

Nghĩa mặn mà lòng em đà đậm,

Xứ Bạc Liêu Ba Thắc muối ngon,

Tình thơm tho trăm năm vẹn giữ,

Như Vĩnh Châu mùi nhãn ngon lành.

Nguyện gắn bó lòng em son đỏ,

Như mía Trà Nho dưa hấu Rạch Đình... Dưa hấu


Củ Hành (hành Tím, hành ta):

Củ hành ta khác với hành tây (củ lớn, thường ta thấy màu vàng, hoặc đỏ, hoặc trắng), hành ta củ nhỏ cỡ khoãng bằng đầu ngón tay hay hơn một chút, sau khi thu hoạch, phơi khô, bóc bỏ lớp vỏ già bên ngoài sẽ lộ ra thân củ màu trắng hoặc trắng hơi ngà tím.

o_ve_vinhchau_tqc_page_4_image_0002-large-content

Dưa hành (dưa muối):

là một loại dưa muối dùng nguyên liệu chính là hành ta muối chua theo phương thức lên men vi sinh. Cùng với mỡ thịt và bánh chưng, dưa hành thịnh hành như một đồ ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền cùa người Việt khắp cả nước.

 

Dưa hành trong thi văn:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.


Người Hoa tại Vĩnh Châu.

Cùng cộng cư lâu đời người Việt, người Khờ Me, người Hoa ở Vĩnh Châu vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng. Những người Hoa ở nông thôn sống trong những căn nhà khung tre, gỗ; vách bưng, mái lợp lá dừa; mưu sinh chủ yếu bằng nghề làm rẫy, trồng hoa màu, đặc biệt là trồng cây hành tím. Ở phố, họ sống chủ yếu bằng các nghề buôn bán, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; nhà cửa đến nay đã thay đổi khá nhiều, nhiều ngôi nhà mớivới phong cách kiến trúc hiện đại mọc lên, nhưng đây đó vẫn giữ được một số ngôi nhà có mái lợp ngói âm dương, kiến trúc theo phong cách truyền thống.

 

Ở trung tâm thị trấn, bên cạnh hai ngôi Chùa Ông và Chùa Bà là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, còn có ngôi trường dân lập Bồi Thanh, dạy song ngữ Việt-Hoa cho cả 3 dân tộc Hoa-Việt-Khờ Me. Cộng đồng người Hoa tại Vĩnh Châu đại đa số là người Triều Châu, sống tập trung chủ yếu ở thị trấn Vĩnh Châu, và chiếm hơn phân nữa dân số thị trấn này. Trước kia họ đã chung sức thành lập”Châu Dương dân lâp Bồi Thanh học hiệu’’ và dạy chữ Hoa bậc tiểu học, nên một số con em họ sau khi tốt nghiệp, muốn lên học trung học phải chuyễn qua các trường khác như trường trung học Tân Huê Bạc Liêu, Nghĩa An Chợ Lớn hoặc các tỉnh Khác như Sóc Trăng... Học sinh trường Bồi Thanh

o_ve_vinhchau_tqc_page_4_image_0001-large-content

(Trích từ Viện Smithsonian & Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam)

 Quận (huyện) Vĩnh Châu, nằm phía miền nam của Tỉnh Sóc Trăng, đông giáp Biển Đông, tây, bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, bắc là huyện Mỹ Xuyên và Long Phú của Sóc Trăng.

o_ve_vinhchau_tqc_page_5_image_0001-large-content

 o_ve_vinhchau_tqc_page_5_image_0002-large-content

 

 

Send comment
Your Name
Your email address