Bạc Liêu Nhân Vật Truyền Kỳ

20/11/201112:00 SA(Xem: 11103)

 

Phùng Truờng An

 

Lời người viết:

Trong lịch sữ thành lập, mỗi địa phương đều có riêng những giai thoại về các nhân vật truyền kỳ, đây là niềm hãnh diện của người bãn xứ còn tiêu biểu cho bãn sắc văn hóa địa phương. Nam Kỳ Lục tỉnh là nơi chịu ảnh hưỡng sâu đậm của Tam giáo nên dân Miền Nam rất quen thuộc với các nhân vật trung nghĩa trong huyền thọai truyện Tàu như: Quan Vân Trường, Đơn Hùng Tín, , Tôn tẩn, Tế Điên Hòa thượng, Võ Tòng và các anh hùng Lương Sơn Bạc. . .

 

Nói đến Bạc Liêu, nhiều người chỉ biết xứ Bạc qua những chuyện phiếm “trà dư tữu hậu”về nết ăn chơi phóng đãng của mấy ông công tử nhà giàu thời Pháp thuộc. Giai thọai này về sau được thêu dệt, bịa đặt theo óc tưởng tượng thiếu cơ sỡ lịch sữ của một số người, thậm chí họ còn lồng thêm màu sắc chính trị mang tính chất xuyên tạc, vô tình tạo nên một ít ấn tượng thiếu thiện cãm cuả dân xứ khác vớí người bổn xứ minh cho chuyện làm của người xưa, chỉ mong thuật lại vài câu chuyện cũ, để giới thiệu trong dân gian xứ Bạc Liêu ngày xưa thưc sự còn có những khiếm diện anh hùng (the unsung heroes), những nhân vật sống, rất đáng ca ngợi nhưng ít được người nhắc đến.

 

TĨA TÌNH ĐƯỜNG SƠN ĐẠI HUYNH BẠC LIÊU

 

Bạc Liêu ngày xưa là xứ phồn thịnh nhất miệt Hậu Giang, nơi xuất thân của những tay công tử nỗi tiếng phong lưu miền Nam. Nhưng nếu nhìn theo phong thũy thì cuộc đất "Địa linh sinh nhân kiệt “ của Bạc Liêu đã một thời nằm ở xã Hòa Bình, Láng giài. Giãi Miếu địa này đã sanh ra cho tỉnh nhà nhiều anh tài trí thức, nhưng không hiễu nguyên nhân nào đó, long mạch bị xoay chiều biến dịch như một lời trù yễm. Từ thờì công tử Bạc Liêu về sau, đất cũ chỉ đải ngộ ngươì mới, dân sinh trưỡng Bạc Liêu, nhất là con trai chỉ có thể vượng phát công danh ở xứ người, những người ở lại sống trọn đời với cuộc đất, đa số chỉ an phận thủ thường. Chỉ nhũng người từ nơi khác tới nhập cư may ra làm nên sự nghiệp

 

Vùng Hòa Bình, Láng Giài khi xưa đã từng sãn xuất những nhân vật nỗi tiếng thời Pháp thuộc như bác vật Thành, (đồng thơì vói bác vật Lang, kỷ sư địa chất nỗi tiếng Việt Nam) một trong những học sinh xuất sắc quê Hòa Bình, Bạc Liêu, được chính quyền thuộc địa tuyễn chọn sang nước Pháp du học, sau khi tốt nghiệp ngành Kỷ sư ( ngày xưa gọi là bác vật ) với điễm cao nhất, người Pháp muốn giử lưu ông để phục vụ cho mẫu quốc họ, với tấm lòng ái quốc vô biên, ông đã từ chối, bất chấp bao hứa hẹn vinh hoa, kèm theo sự đe dọa có thể nguy hại đến tính mạng. Ông quyết chí trở về Việt Nam sống và làm việc với quê nhà, biết sẽ không xài được tài năng xuất chúng của người thanh niên yêu nước này, còn buông tha về Việt Nam họ e rằng sẽ có ảnh hưỡng bất lợi cho chính quyền thuộc địa. Nhưng họ vẫn cho phép ông về Việt Nam, khi tàu qua vùng Địa Trung Hải, họ đã thủ tiêu ông trong bí mật,và sau đó hung tin về đến Bạc Liêu cho biết ông đã ngã bệnh qua đời trên chuyến hải trình hồi hương. Trong các giai thoại về nhân vật truyền kỳ đất Bạc Liêu, Câu chuyện về cuộc đời và danh tiếng của cố võ sư Tia Tình ở Làng Hòa Bình là giai thoại mang đầy màu sắc hìệp sỉ, oai hùng.

 

 Theo lời kể, Võ sư Tia Tình xuất thân từ một gia đình khá giã ở Trung Quốc, năm lên bảy tuổi, tai ưong bổng dưng trút xuống cho gia đình ông, cả nhà ông bị một lũ côn đồ làm hại. Ông may mắn thoát chết, nhờ một ngưòi làm thân tín trong nhà cứu thoát khỏi trận tàn sát của bọn cường đồ, nhưng vì thế lực của đám côn đồ quá mạnh nên ngươì gia bộc ngại cho sự an nguy của ông, vì thế ông ta đã tìm cách gởi cậu bé Tia Tình vào ở Thiếu Lâm Tự ẩn thân làm đệ tử tục nhân để tránh kẻ thù.

 

 Nhờ được nuôi dưỡng trong chùa đến khi trưỡng thành, nên ông đã học được nhiều công phu tuyệt kỹ của võ học Thiếu Lâm. Nhưng mối thù thãm sát cả nhà làm ông luôn canh cánh trong lòng. Năm 20 tuổi, ông đến quỳ bên chân hòa thượng sư phụ, cầu xin ngài cho phép được hạ sơn để về quê rữa thù nhà. Hòa thượng sư phụ ông là bậc chân tu đạo hạnh, ngài thường xuyên dạy dỗ các đệ tử phải lấy tứ lượng tâm là Từ, Bi, Hĩ, Xã để hành đạo, ngài khuyên Tia Tình nên noi theo lời Phật dạy là buông thù, cỡi óan.

 

Nhưng ngài cũng hiểu rõ tâm tánh của đứa học trò đỉnh ngộ mà ông đã nuôi dạy từ tấm bé, rất hiền hòa nhưng cương quyết không thể xoay chuyễn được khi cậu ta đã hạ quyết tâm., cãm nhận duyên phận thầy trò sắp dứt, và người đệ tủ tục gia Tia Tình phãi trôi theo dòng lôi cuốn của nghiệp lực óan thù, ngài buộc lòng cho ông được hạ sơn, với đìều kiện là phải hoàn tất hai kỳ thi khão sát. Theo truyền thống Thiếu Lâm Tự, điều kiện tiên quỳết cho một đệ tử được ấn chứng đã đủ trình độ võ đức ra nhập thế, là có đủ công phu vượt qua La Hán Trận, chặng đường cam go với những cơ quan chướng ngại bố trí rất tinh vi , bên cạnh, còn phải thữ sức với những cao tăng thủ đường, Với ý chí sắt đá và căn cơ thể luyện hơn người, Tia Tình đã vượt qua cuộc thử thách gian nan của trận thế này. kế tiếp là kỳ thử thách thứ hai là phải chiến thắng được hai sư huynh cao thủ của ông trong chùa. Mục đích thứ nhất của hòa thượng sư phụ là ngài hy vọng ông không qua được kỳ thi sẽ phải an phận ở lại chùa, nương nhờ cửa Phật đẻ tránh xa vòng oan nghiệt của óan thù thế nhân. Hai là muốn trắc nghiệm lần chót về công phu của đứa học trò yêu quí, xem Tia Tình có đủ khã năng để đương đầu với những hung hiểm ngoài đời. Vốn được các sư huynh thương yêu từ nhỏ, nên họ cũng chỉ đìễm cho vị sư đệ được hòan thành ý nguyện. Sau cùng Tia Tình đã hoàn tất mọi điều kiện để được phép xuống núi. Trước khi lên đường, ông đến đãnh lễ sư phụ để nhận lời pháp dụ lần chót của thầy. hòa thuợng sư phụ của ông vẫn một mực khuyên Tia Tình nên dẹp bõ hận thù, còn nếu đã quyết chí hạ sơn để trả thù nhà, thì vĩnh viễn không được phép quay lại chùa, không được nhắc tên thầy và phải phát thệ suốt đời không dùng võ học cuả môn phái để cầu danh trục lợi.

 Bao nhiêu năm xa nhà Tia Tình háo hức lên đường trở về quê cũ, thì nào ngờ đâu chốn xưa đã vật đổi sao dời. Đám cường đồ giết hại cả nhà ông đã bị chính quyền đương thời tão trừ. cả bọn côn đồ tham dự trong trận thãm sát gia đình ông đã bị bắt và xữ hình trưóc pháp luật, Duy nhất còn lại tên đầu đảng ác ôn, chính tay tên này đã giết cha và bức chết mẹ ông, hắn nhanh chân tẫu thoát và đang ẩn tránh ở một nơi nào đó.

 

 Sau một thời gian điều tra tung tích kẽ thù, ông phát hiện tên ác ôn này đã bỏ xứ trốn qua tận Thái Lan và tiếp tục hành nghề bất chính như cũ. Ông lại lên đường qua xứ chùa Tháp để truy lùng kẻ thù, sau vài năm xuôi ngược đất Xiêm, cuối cùng ông tìm được kẽ gia thù và kết thúc bằng một trận thư hùng kinh hoàng. Kết quả ông đã hạ được kẻ hung thủ giêt hại cha mẹ ông. Có điều là từ đó về sau, chưa bao gìờ Tia Tình chịu hé răng kể lại trận tử chiến này, và ông đã xử trí thế nào với tên ác ôn đã sát hại cả nhà ông

 

 Giã từ đất Thái, Tia Tình không trở lại Trung Quốc, vì nơi đó vốn dĩ thân tộc không còn, Tia Tình thẵng đường trôi dạt sang Việt Nam. Đến Saì Gòn, ông được vài nhân sĩ của bang hội vùng Chợ Lớn thâu nhận. Nhưng sau một thơì gian lưu trú ỏ dây , ông thấy kinh đô Nam việt cũng là chốn thị phi, nơi tranh dành ảnh hưỡng và quyền lợi của các bang hội giang hồ. Từ đó ông có ý muốn phiêu du về phía cực nam, vùng Hậu Giang, nơi đất lành chim đâụ, khu vực có nhiều người Minh Hưong sinh sống và nỗi tiếng rất trù phú. Tình cờ ông được người quen giới thiệu về Bạc Liêu, làm việc cho một chành lúa của người Triều Châu ở làng Hòa Bình, nhờ bãn tính trung hậu, hòa nhã, cộng thêm thể lực làm việc siêng năng hơn người, dần dần Tia Tình chinh phục được cãm tình mọi người chung quanh, nhất là cặp mắt xanh của cô con gái dễ thương mang hai giòng máu Hoa Việt của ông chủ Chành. . . Vào năm đó khắp đồng bằng sông Cữu Long đang bị hạn hán, mùa màng thất bát khắp nơi nên theo đó trộm cướp cũng nãy sinh. Xã Hòa Bình có nhiều người Miên sống bên cạnh người Việt và người Hoa ,năm đó có một đảng cướp Người Miên lai không biết từ đâu trôi về, bọn nay rất dữ dằn, nghe nói chúng luyện võ Gồng loại bí thuật như Thiết Bối Sam cuả vỏ Tàu, còn biết xài bùa ngãi Á Gặt, một loại tà thuật sai khiến âm binh cô hồn con nít để lúc lâm chiến khiến dao búa chém không đứt. Vụ mùa năm đó, các chành lúa đều tăng cường canh gát để phòng ngừa trộm đạo. Đầu tháng Chạp, chành Hòa Bình vừa thu mua thêm được mấy chục thiên lúa mới, được đổ phơi đầy sân.

 

 Như thường lệ, Tia Tình có phận sự ngũ canh lúa ngoài sân chành. Cũng ngay vào đêm bọn cướp Miên lai đến ăn hàng ở chành lúa Hòa Bình. Tin rằng không ai dám kháng cự, bọn cướp ung dung như vào chổ không người, chúng đốt đèn chai rọi đường , lục đục mang lên sân chành nào bao cà ròn, xà nen ( dụng cụ đan bằng tre, giống như cái ky lớn xúc đất, dùng để bắt cá cuả người Miên), chuẫn bị để xúc lúa như bao chuyến ăn hàng dễ dàng khác. Bất thình lình, trên sân phơi lúa lại xuất hiện một người đứng chận đường. Với dáng điệu rất an nhiên tự tại, từ bao giờ Tia Tình đã chờ sẳn để đón tiếp bọn cướp,. Quen thói hống hách, đột nhiên thấy có người bạo gan đứng ra cãn trở, bọn cướp nỗi máu côn đồ uà đến bao vây chung quanh Tia Tình. Hơn nữa bọn chúng càng khinh thường khi thấy trong tay chàng trai trẻ đơn độc này không có lấy một món vũ khí bén nhọn nào hơn là chiếc khăn chòang tắm (ệch bậu , một đầu khăn được thắt tròn như quả chùy nhỏ. Trong khi đó cả bọn cướp sáu tên , đứa mang mã tấu, tên cầm xà gạt, kẻ thủ dao phay, cả bọn vừa la hét thị uy và đồng loạt xông vào tấn công Tia Tình, tưỡng chừng như chàng trai hiền hậu này chắc không còn mạng trong đêm nay. Không chút lung túng, với một thân pháp nhuần nhuyễn chưa từng thấy, Tia Tình thoan thắc luồn lách giữa những nhát đâm chém xối xả của loạn đao. Với chiếc khăn choàng tắm, món võ khí khiêm nhường trên tay được ông nhẹ nhàng phát ra nhũng chiêu thức lạ lùng, trông như rất nhẹ nhưng không kém phần thần tốc. thủ pháp của ông phát ra chỉ nhằm tấn công vào hạ bàn của bon cướp. Trong thời gian chưa tàn một cây nhang, hết cả bọn sáu tên cướp đều bị trúng đòn ngã lăn quay nằm rên la giữa sân. Thì ra cả bọn đã bị ông dùng tuyệt kỷ Phất Thủ Lưu Tinh Chùy của Thiếu Lâm đánh trật hết khớp xương đầu gối, làm đau đón và tê liệt khắp châu thân. Sau khi đánh ngã hết bọn cướp, ông bình thản xem như không có chuyện gì đã xãy ra, ung dung quay lại chòi canh chui vào mùng ngũ luôn cho tới sáng. Ngay từ khi bọn cướp từ dưới bờ kinh vừa mới đổ bộ lên sân chành lúa, mọi ngưòi phía trong nhà đã được báo động, tất cả cữa nẽo lớn nhỏ đều đưọc đóng chặt gài song hồng. ai nấy trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, họ sợ bọn cướp có thể thừa cơ tấn công vào trong chành để cướp. Họ chỉ nghe được tiếng hò hét đánh nhau ở bên ngoài được một lúc rồi im, sau đó chỉ còn những tiếng rên la nho nhỏ ngoài sân. Sự kiện này càng làm cho mọi người khẩn trương hơn, họ càng không dám nghĩ đến những gì có thể xãy ra cho anh chàng Tia Tình còn kẹt ỏ ngoài sân một mình, phãi đối phó với đám người có võ trang kia. . . Cho tới khi hừng sáng, người trong nhà mới dám hé cửa sổ nhìn ra dò xét tình hình bên ngoài. Có người lớn tiếng gọi tên Tia Tình, thì nghe ông đáp bình thường. Họ cũng tạm yên lòng nhưng chưa hết hoang mang vì không rõ việc gì đã thực sự xảy ra trong đêm qua. Mãi đến khi mặt trời mọc lên tới đầu sào, mọi người trong nhà mới dám mỡ cửa, cùng nhau đổ ra sân, thì mới vỡ lẽ là cả bọn cướp Miên, sáu tên đã bị Tia Tình đánh gục đang nằm rên rỉ dứơi đất, bên cạnh đống dao mác của chúng, có vài ngưòi phụ việc trong chành từng bị cướp trấn lột, muốn thừa dịp làm thịt cả bọn cho hả giận. Một số khác đề nghị đóng trăng cả bọn rồi giãi lên Nhà việc giao cho làng bỏ tù. Bấy giờ Tia Tình mới từ tốn bước ra xin phép ông chủ cho ông được phép xử lý bọn cướp. là một nguời rất hiễu biết, lại rất cãm phục tài năng bất ngờ của chàng thanh niên uy dũng này, ông chấp thuận cho Tia Tình được tòan quyền làm theo ý anh ta. Sau đó Tia Tình tươi cười đén bên bọn cướp đang bèo nhèo nằm bất động giữa sân lúa, từng tên một ông dùng môn Trật Đã Cốt Khoa , nắn lại vết thương sai khớp đầu gối cho chúng, Chỉ trong một lúc sau, hết sáu tên cướp Miên lai được chỉnh ngay khớp xương và có thể tạm cử động. Lúc ấy mọi người chung quanh lại sanh lo.có người xì xào trách Tia Tình quá chủ quan, tại sao lo chưã thương cho bọn bất lương, lở chúng hồi phục sớm và trỡ mặt tấn công một lần nữa thì biết làm sao trở tay. Với thái độ hòa nhã ông khuyến cáo bọn cướp rằng:

 

- Nếu có đói thì qua bên đây xin lúa về ăn, còn tái phạm lần sau gặp lại thì ông sẽ không tha.

 Trước sự ngạc nhiên của mọi người có mặt hôm đó, Tia Tình tuyên bố phóng thích cho cả sáu tên cướp, họ được tự do về nhà và ông cũng khuyên họ nên cải tà qui chánh, sáu tên cướp Miên lai cãm kích quì sụp xuống lạy tạ ơn Tia Tình như tế sao, chúng thề độc là sẽ không bao giờ tái phạm. Về sau khu Hòa Bình, Láng Gìai người không còn nghe thấy bóng dáng của bọn cướp này nữa.

 

Từ đó câu chuyện bắt cướp của chàng Thiếu Lâm cao thũ ở làng Hòa Bình, đuợc loan truyền khắp nơi, tiếng đồn anh hùng của Tia Tình lên tới tận chợ Bạc Liêu, Cà Mau. Nhiều nhà phú hộ, đại gia nghe chuyện cho mời ông tới nhà làm quen, có nhà đề nghị trã luơng hậu để rước ông về làm võ sư cận vệ, giúp huấn luyện con cháu và tráng đinh trong điền . Nhưng Tia Tình đã khiêm nhường cám ơn và từ chối tất cả, ông viện lý do là trót mang lời thề với sư môn. Sau chiến công oai hùng đó tình cãm của chàng Thiếu Lâm cao thủ với cô tiểu thư của chành luá Hòa Bình càng gắn bó hơn, từ lâu. ông chũ chành Hòa bình cũng ngầm có ý chọn làm chàng thanh niên tài đức này làm rễ đông sàng. Sau đó Tia Tình thành nghĩa tế của đất Hòa Bình.

Sau khi lập gia đình, Tĩa Tình dành dụm được một số vốn cùng với sự hổ trợ cuả bên vợ, Cặp vợ chồng trẽ họ Trương mỡ được một cửa tiệm bán tạp hóa ở chợ Hòa Bình, buôn bán “chạp phô” nhỏ kèm với cao đơn hòan tán, đồng thời hành y chữa trị các chứng trật đã gảy xương cho dân chúng trong vùng. Với Tinh thần bác ái nghĩa hiệp, ông thường giúp đở mọi người, ai có tiền thì trã thù lao, ít nhiều cũng hoan hỉ, không tiền ông cũng vui vẻ chữa bệnh bố thí làm phước. Ông không phân biệt người Việt , Miên hay Tàu nên có nhiều người trong làng đã mang ơn của vợ chồng ông. Làng Hoà Bình có nhiều người Miên nghèo sống dọc theo bờ kinh xáng, mỗi khi có người bị tai nạn thuơng tích, họ tìm thầy pháp để chưã thương bằng bùa ngãi Á Gặt, nhưng rốt cuộc nhiều người cũng phãi chịu phép khiên bệnh nhân xuống ghe, chở qua sông cầu cứu với Tĩa Tình.

 

 Từ khi nhận Làng Hoà Bình làm quê hương thứ hai, nhờ bãn tánh đôn hậu, hiền hòa Tia Tình rất được sự kính mến của chòm xóm, Nhiều viên chức và nhân sĩ ở Hòa Bình ,Láng Giài mang lễ vật tới nhà ông để xin bái sư cho con, thoạt đầu ông một mực từ chối không nhận dạy võ, Thờì gian trôi qua, dần dà đến lúc ông phải truyền dạy võ thuật cho đứa con trai đầu lòng. Nên Tia Tình quyết định thu nhận một số trẽ nhỏ đồng lứa với con ông làm môn đệ, Nhờ dịp đó hầu hết các cậu tôi đều là môn đồ cuả ông, đặc biệt cậu thứ Năm là một trong những học trò ưng ý nhất của vỏ đuờng Tĩa Tình, Mẹ tôi kễ chuyện hồi bà còn nhỏ, khi thấy mấy anh đi học võ với Tĩa Tình bà cũng đòi theo học cho bằng được, nhưng khi vào nhập môn phải tập đứng tấn gần một tuần là bà trốn luôn. Là người trượng nghĩa ông chủ trương dạy dỗ học trò lấy phép tắc lễ nghĩa ở đời, xứng đáng là một đại trương phu, theo qui tắc Tiên lễ hậu binh.

 

Họ Tia trong tiếng Triều Châu tức là họ Trương. Gia đình ông là chổ thân tình với gia đình họ ngọai tôi, theo tích Đào Viên kết nghĩa, thời Tam Quốc của ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ, và Trương Phi. Ông ngoại tôi họ Lưu, nên ông kính ngọai tôi làm nghĩa huynh, nhưng vợ ông là bà con bên bà ngoại tôi nên các cậu dì và Mẹ tôi quen xưng hô với ông theo bên vợ là Dượng, tiếng Tiều là Tĩa - Từ Tĩa Tình cho đến Tĩa Tình gần giống như nhau, lẽ ra phải gọi là Chệt ( chú ) cũng vì vậy ở làng Hòa Bình người ta cứ theo thói quen đó mà gọi ông là Tĩa Tình, nghe cũng thân mật và dễ thương nên ông không bao giờ sữa sai ai hết.

 

Năm được sáu tuổi tôi theo mẹ về Hòa Bình cúng Thanh Minh bên ngoại, Chúng tôi có đến thăm ông Tĩa Tình, thời đó ông khõang ngũ tuần, nhưng trông rất quắc thước, khi chúng tôi đến, ông đang đứng giữ cữa hàng. chào ông xong mẹ tôi thẳng bước ra sau nhà để thăm bà Ý Hai, còn riêng tôi ở lại bên ông, Tôi hỏi ông rằng:

 

 - Con nghe mấy cậu con nói ông Tĩa có thể lột dừa bằng tay không, thiệt không ?

Rảo nhìn chung quanh thấy không có ai, ông cười hóm hỉnh đáp:

 

 - Cái đó đâu gì khó đâu, được rồi, để Lào Tĩa mần cho coi.

Nói xong ông chọn một trái dừa rám, gần khô vỏ, đoạn ông đứng xổm hai chân lấy tấn, với vai trì về phía trưóc ( trầm khí ,vận nội kình như thế Hàm Hung Bạc Bối trong công phu của Nội gia) mười ngón tay ông bấu chặt vào trái dừa như vuốt hổ, đột nhiên ông kéo sát hai cánh chỏ lại, đánh xọat một cái xé tọat lớp xơ dừa phiá ngoài và đưa cho tôi xem cái sọ dừa để lộ ở trong. Như một trò ão thuật thằng bé sững sờ kinh ngạc và chỉ biết há toát miệng lắc đầu, sẵn lúc khí tiết còn đang cao hứng, ông tiếp tục lôi xuống một thùng dâu lửa (dầu hôi) hiệu Con Gà ( Cal-Tex), đây là loại thùng tôn hai chục lít có nắp tròn để mở bằng quã chanh được khàn chì rất kín, thông thường muốn khui thì phải dùng đục nguội hay dùi sắt để phá lớp chì hàn sau đó cần có kềm sắt đề mở nắp chì. Lại một lần nữa, Ông Tĩa chỉ dùng võn vẹn có ngón tay trỏ thịt xương mổ thẵng vaò nắp khàn chì, một tiếng pok nhỏ vang lên với ba ngón tay tì xuống, ông đã gỡ trọn cái nắp kim loại khãm chì trên thùng dầu hôi một cách dễ dàng và gọn hơ. có lẽ đây là công phu Hỗ Trão với Thiết Sa chưỡng, một trong những tuyệt kỹ của Thiếu Lâm. Thật giống như một trò ão thuật, làm thằng bé phục lan sát đất. Không bõ qua cơ hội tôi liền hỏi ngay:

 

- Xin Ông Tĩa dạy cho con học võ đi.!

Ông mĩm cười hiền hậu, xoa đầu tôi đáp:

- Ít bữa nửa A Tỹ ráng ăn nhiều cho mau lớn, rồi kêu Má dắt xuông đây, Lào Tĩa sẽ dạy võ cho

.Chỉ một lời hứa đó đủ cho tôi ôm mộng, tưỡng có ngày mình sẽ trỡ thành Thiếu Lâm tiễu anh hùng như võ sư Tia Tình. Những năm về sau chiến cuộc càng lúc càng lan rộng khắp nơi trên quê hương, làng Hoà Bình và chợ Bạc Liêu tuy không xa mấy, nhưng điều kiện an ninh và hoàn cảnh không cho phép đi lại dể dàng, mấy năm về sau mẹ tôi cũng ít khi về Làng Hòa Bình cúng Thanh Minh và ghé thăm ông Tĩa. Từ đó giấc mơ làm Thiếu Lâm môn đồ của tôi cũng bị gát qua một bên theo thời gian, Lần chót , tôi gặp lại ông vào khoãng giữa thập niên 60, kúc đó ông đã ngoài sáu mươi, nhưng còn rất tráng kiện, mùa hè năm đó chị tôi bị té trật xương bánh chè, mẹ tôi chở xuống nhờ ông chữa, ít hôm sau ông trở lên Bạc Liêu đi chợ và ghé tái khám cho chị tôi, nếu không nhờ có ông ra tay chữa trị, bây giờ bà chị tôi chắc phãi mang tật đi không ngay hàng

 

 Giữa thập niên ba mươi ngoài vùng Bạc Liêu Cà Mau uy danh của Tia Tình đã đưọc nhiều người biết, đôi khi có cài cao thũ võ lâm ở nơi khác tìm xuống Hòa Bình đòi so tài với ông, Tĩa Tình luôn luôn khiêm nhường từ chối, và xin miễn so tài. Vào thời này có đoàn Sơn Đông mãi vỏ nổi tiếng Nam Kỳ cuả đại lực sỉ Trần Phi Sơn ( cha của lực sỉ Trần Kim Long) từng biễu diễn cho xe cán qua mình, cùng với môn nội công để đao thưong nhọn đâm vào cổ họng không đứt. Nhóm mãi vỏ này đi lưu diễn khắp toàn quốc, đây là những vỏ sĩ có công phu tập luyện chân truyền, bất cứ đến xứ nào họ đều được dân giang hồ nễ trọng. Có một lần đòan ghe mãi vỏ ghé tới buôn bán ở chợ Hòa Bình, trước khi giàn giá ra mắt bà con, đích thân vỏ sư Trần Phi Sơn mang chút lễ trà rượu lên tận nhà Tĩa Tình để chào Từng Xua Tùa Hia (Đường Son Đại Huynh) xin phép được diễn võ ở chợ nhà, Tĩa Tình vui vẻ nhận lời, và mời cả đòan ghe lên nhà ông dùng cơm. Giữa buổi tiệc, ông khiêm nhưòng đứng lên tuyên bố cùng tất cã mọi người, là tài nghệ công phu ông chẵng tới đâu, xin đại lực sĩ Trần Phi Sơn đùng nên quá khách sáo như vậy. Họ là những tay hảo hớn, trọng tình nghĩa giang hồ, một đàng là vỏ sỉ Sơn Dông nổi tiếng khắp nước, một bên là Thiếu Lâm cao thủ chơn truyền, nhưng Tĩa Tình đã gát bỏ chuyện hơn thua, muốn được sống cuộc đời an phận với vợ con.

 

Giấc mơ Hòa Bình của Tĩa Tình ở ngôi làng mang tên đồng nghĩa của nó, cũng bị chiến tranh làm đảo lộn qua những năm Tãn cư, sau khi Nhật Bãn đầu hàng, ngừơi Pháp theo chân Đồng Minh trở lại Việt Nam, nhằm mục đích gây khó khăn cho chia rẽ giữa Việt và Miên tại Miền Nam, họ đứng sau lưng xúi dục các sóc Miên nỗi loạn tàn sát người Việt, đông thời phía người Việt, Việt Minh cũng trã đũa lại bằng cách tấn công sát hại người Miên, trên dòng Kinh Xáng xác người chết trôi đầy sông, thời này người ta gọi ‘ Thằng chõng chết trôi” Đây là giai đoạn đen tối nhất của miệt Hậu Giang. Để chống lại người Pháp, Việt Minh đưa ra kế hoạch tiêu thỗ kháng chiến làm toàn bộ các tĩnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau người ta phãi bồng bế nhau chạy Tãn Cư. Làng Hòa Bình cũng không ngoại lệ, những người Miên bên kia sông đồng loạt nổi dậy, họ tụ tập thành những nhóm võ trang bằng dao mác mã tấu sưả sọan đốt nhà và “Cáp Duồl” người Việt ở bên chợ.. Ngay khi nghe tin có sắp Thổ dậy, toàn thể dân trong làng Hòa Bình hốt hoãng , bồng bế nhau tìm đường tránh nạn, nhưng chạy đường nào cũng bị phong tõa, thời đó có câu “ Tránh thằng Tây, mắc thằng Thổ” Khi đám ngươì Miên hùng hỗ kéo tới đầu cầu kinh xáng, người ta đột nhiên thấy Tĩa Tình tay cầm trường côn, trên lưng phất phới lá cờ Trung Hoa Dân Quốc, hiên ngang án ngữ giữa cầu.( Bấy giờ vào thơì Tưỡng Giới Thạch, người Pháp có thõa thuận với Trung Quốc là sẽ bảo vệ cho người Hoa, và người Miên làm theo chỉ thị của Pháp nỗi lọan, giết người Việt để chống Việt Minh, nhưng không đụng chạm tới Hoa Kiều.). Vẫn khí phách oai hùng như xưa, như Triệu Tữ Long đơn thương độc mã giữa trận Đơn Dương Trường Bãn, Tia Tình biết phãi đối diện với sáu bẫy chục tên Thổ vỏ trang sẵn sàng giết người, ông khôngchút khiếp sợ, ông thành tâm cầu xin đám người Miên nỗi loạn vị tình ông buông tha cho xóm chợ khõi bị thiêu hũy và tàn sát. Còn nếu họ nhất quyết không tha, ông cũng xin liều mạng chết thay cho dân làng. Sau một buổi án binh bất động có lẽ cũng nễ nang uy phong của ông, họ tạm rút lui về sóc và kéo nhau đi đánh phá nơi khác, nhờ đó dân xóm chợ có đủ thời gian để bỏ làng chạy tãn cư, Sau đó bộ đội Việt Minh kéo đến, Tia Tình và gia đình cũng phãi đành bỏ nhà xuống ghe để tránh những cuộc giao tranh giữa hai bên.

 

Trong thập niên 60, những loạt phim Hong Kong giới thiệu ngôi sao điện ảnh Lý Tiễu Long qua truyện phim võ hiệp Đường Sơn Đại Huynh, mô tã bãn sắc hiệp nghĩa của chàng võ sĩ Hoa kiều trừ gian diệt bạo, đưọc hầu hết khan giã Á Châu nhiệt liệt hâm mộ. Nào ai biết đâu, trước đó bốn mươi năm, tại làng Hòa Bình, tĩnh Bạc Liêu đã xuất hiện một Đường Sơn Đại Huynh bằng xương , bằng thịt sống khiêm nhường làm người thầy thuốc, buôn bán quê mùa. Trãi qua bao lớp sóng phế hưng, những đứa trẽ môn sinh của vỏ đường Tĩa Tình đã trưỡng thành , có nhiều người nên danh phận trong chế độ cũ, có ngươì tập kết trỡ về vẻ vang chức tước của thời kỳ sau, cũng, có người đã sớm nằm xuống trong hai trận chiến đau thương năm xưa, những bạn đồng môn ngày trước, bất cứ ai trở lại thăm Hòa Bình đều một lòng quý kính nguời thầy võ. Vị Lão sư hiền hòa, trọn đời phung hiến cho người, cho đời, chưa bao giờ nghe ông phàn nàn đòi hỏi điều gì cho riêng ông. Võ sư Tia Tình xứng đáng là một bậc tôn sư mãi được tôn kính trong lòng người làng Hoà Binh , Láng Giài , Tĩnh Bạc Liêu

 

 Phùng Trường An

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn